Hướng dẫn chọn hươu giống chất lượng

Đăng lúc 11:57:14 24/10/2019

Kinh nghiệm nuôi hươu cho thấy nếu có được một con đực tốt để làm giống thì giá trị kinh doanh về giống cao hơn nhiều so với việc cho nhung của nó.

Còn hươu cái, nếu cho ra đời những hươu có nhiều đặc tính tốt thì giá trị của hươu con thường cao hơn. Do vậy những hươu giống có lý lịch đầy đủ, rõ ràng luôn được người mua đòi hỏi và có giá trị cao hơn những con không có hồ sơ và lý lịch.

 

1.  Kỹ thuật chọn hươu đực

Tốt nái thì tốt ổ, tốt đực tốt cả đàn. Trong chăn nuôi hươu, con đực luôn được quan tâm hàng đầu trong công tác giống. Khác với vật nuôi khác, hươu đực không chỉ để phối giống cho đàn cái mà con đực còn có vai trò quan trọng là sản xuất nhung có giá trị kinh tế và giá trị sinh học cao.

Về lý lịch: Cần chọn con đực giống từ những con bố của nó có sức khỏe tốt, có năng suất nhung cao, tốt nhất là 1 năm 2 lứa nhung; khối lượng một lần cho nhung từ 0,8kg trở lên. Tính di truyền của con bố ổn định. Nếu con bố cho nhung nhiều, sức khỏe tốt thì con đực là con của nó cũng có những đặc tính tốt đó. Nếu con bố con mẹ có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, tạp ăn thì con con cũng được thừa hưởng những đặc điểm tốt từ bố mẹ. Khối lượng sơ sinh của con đực chọn phải từ 4kg trở lên.

Về ngoại hình: Trước hết phải chọn những con đực có ngoại hình nhìn tổng thể: đẹp, khỏe, cân đối và có nhiều đặc điểm của con đực. Cần phải đánh giá một cách chi tiết các chi tiêu sau đây:

–    Hươu đực có mặt rộng, vầng trán nhô cao, hai xoáy trán cao và cách xa nhau. Cặp sừng thể hiện sức mạnh của con đực. Nếu hươu đã có sừng thì hai sừng phải tạo thành hình chữ V mà đỉnh càng rộng càng tốt. Những hươu có cặp sừng gần như song song là kém, ít nhung. Hươu đực có khuôn mặt ngắn, thô và gân guốc, mắt sáng, mí mắt dày dặn nhìn nhanh nhẹn, linh hoạt và mạnh mẽ là tốt.

–    Cô ngắn, to, trông như có yếm. Mình thon mình ngựa, lưng phẳng, chi lưng rõ, kết hợp hài hòa, cân đối.

–    Chân ngắn vừa phải và mập, luôn đi bằng 4 móng, không đi bằng bàn chân. Những con mà hai chân sau thấp hơn hai chân trước quá nhiều, chân khẳng khiu đứng chụm lại, khấu đuôi thấp thì không bao giờ có khả năng cho nhiều nhung và khả năng phối giống cũng rất kém.

2.  Chọn hươu cái

Khi chọn con cái, ngoài phần theo dõi lý lịch thì những đặc điểm điển hình về sinh sản của hươu cái phải được quan tâm đúng mức.

Cần chọn theo huyết thống và theo lý lịch, tránh cận huyết. Khi chọn phải tìm cách xác định lý lịch ít nhất là một vài đời trước đó. Có như vậy mới tránh được những nguy cơ về đồng huyết. Giá hươu cái thường rẻ gấp 3 – 4 lần hươu đực. Chọn hươu cái phái xem xét kỹ con mẹ về lịch sử phối giống, sinh đẻ, khả năng chăm sóc con tốt, nhiều sữa, đẻ năm một lần. Khối lượng sơ sinh của hươu cái phải từ 3kg trở lên.

Ngoại hình cần cân đối, hài hòa giữa các phần của cơ thể theo thể trạng của giống cái. Đuôi luôn luôn phe phẩy, mắt sáng.

Đầu hươu cái nhỏ, thanh; mồm rộng, tạp ăn; vành mắt có bộ lông màu nâu hoặc hung nâu. Những con có vành mắi trắng, bạc mày thì thường nuôi con kém, thậm chí không biết nuôi con. Cổ phải thon dài, đầu và cổ kết hợp hài hòa. Mặt thanh, đẹp, mắt trông sáng, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Thân mình nhìn chung cân đối. Lưng phẳng, chỉ lưng rõ ràng. Bụng gọn, hông rộng, mông tròn đều và nở; xương chậu to, dễ đẻ và không bị dị tật. Những con mà mông không cân đối, bên cao bên thấp, có thể bị gãy xương chậu từ nhỏ, sẽ rất khó sinh đẻ. Chân thấp vừa phải, chân sau không thấp quá so với chân trước.

Chọn được những hươu đựchươu cái giống có những đặc điểm tốt như đã nói ở trên thì chăn nuôi sẽ đạt được những kết quá tốt hơn.

3.  Động dục

Thời điểm động dục của con cái thường từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch hàng năm. Tuỳ vào từng vùng và cá thể mà thời điểm đó có thể sớm hoặc muộn một vài chu kỳ. Điều quan trọng là người nuôi phải nắm được thời điểm động dục đầu tiên của con cái. Theo kinh nghiệm ở Quỳnh Lưu – Nghệ An, thời điểm đó thường dao động quanh kỳ con nước hàng tháng. Sau đó cứ theo chu kỳ động dục 18 – 20 ngày, hươu lại động dục trở lại mà không theo chu kỳ con nước nữa.

Các biểu hiện động dục của con cái: ngơ ngác, ít ăn, đi vòng quanh chuồng nhiều hơn với thái độ luôn nhòm ngó tìm kiếm, đuôi luôn luôn phe phẩy với nhịp điệu nhanh hơn, hay cà vào chuồng, âm hộ sưng đỏ, có niêm dịch nhầy chảy ra. Con cái thời điểm này không sợ người, rất lỳ, dạn, thậm chí xô cũng không đi. Thời gian như vậy diễn ra trong vòng 1 – 3 ngày, trung bình khoảng 30 tiếng. Khi đã có hiện tượng đó, nếu được phối giống, chắc chắn con cái sẽ được thụ tinh.

Con đực: nếu nhốt bên cạnh con cái tại thời điểm động dục sẽ có những phản ứng hưng phấn cao độ. Cào phá mạnh, ít ăn, kêu nhiều, xông xáo và hung dữ hơn, nếu không được phối giống nó có thể tự phóng tinh do bị kích thích.

Kinh nghiệm phối: Người nuôi thường cho con cái và con đực tiếp xúc với nhau trước thời điểm con cái động dục bằng cách nhốt cái và đực trong hai ô chuồng gần nhau để chúng tự kích thích nhau cho đến lúc con cái đứng im cho con đực liếm, cong đuôi lên. Người nuôi chỉ việc theo dõi thời điểm hưng phấn mạnh nhất của con cái và thái độ cả con đực, mở cửa chuồng cho chúng tự do giao phối sẽ có kết quả cao.

Nếu phối giống sớm hoặc muộn hơn thời điểm hưng phấn thì kết quả sẽ kém đi, tỉ lệ thụ thai thấp, thậm chí chúng không giao phối với nhau nữa. Có trường hợp con đực tỏ ra hung dữ và đánh cả hươu cái. Khi đó, người nuôi phải can thiệp bằng cách tách chúng ra.

Sau khi phối giống cho hươu cần phải theo dõi kết quả. Trong nhiều trường hợp thấy rằng: khi phối xong nếu con cái đái ra nước tiểu màu vàng hoặc trong rồi nằm xuống rặn và con đực bỏ đi thì thường là có kết qua tốt. Còn trường hợp sau giao phối thấy có tinh dịch chảy ra ngoài âm hộ hoặc con cái đái ra có màu hơi đục (có kèm theo tinh dịch) thường không có kết quả.

Cũng có thể cho phối kép bằng cách cùng một lúc cho hai con đực giống phối với một con cái, con thứ nhất phối xong cho con thứ hai vào phối luôn. Phương pháp này thường cho kết qua thụ thai cao tới 95 – 100%. Tuy nhiên, nhược điểm là không xác định được con nào là bố. Sau khi phối xong, tách đực ra để bồi dưỡng sức khỏe. Đây là kinh nghiệm phối cho các loại hươu đã trưởng thành từ 5 năm tuổi trở lên. Đối với hươu mới lấy giống lần đầu, cần chú ý thêm các vấn đề sau đây:

Tuổi động dục có thể thụ thai của hươu cái thường là một năm, có con chỉ 8 tháng tuổi. Trong lần động dục đầu tiên, nêu lấy giống, thường xảy ra hiện tượng khó đẻ do xương chậu còn bó, gây nguy hiểm cho mẹ và con. Nên tốt nhất là chờ cho hươu cái thật sự trưởng thành mới cho lấy giống, khoảng từ 1,5-2 tuổi là tốt nhất.

Khi giao phối với những con đực còn non, có thể có nhiều trường hợp xảy ra: con cái không cho nhảy, con đực không nhảy được hoặc do kích thích cao độ nên cọn đực phóng tinh sớm, thậm chí phóng ra ngoài, kết quả thụ thai thấp. Với hươu còn ít tuổi, phải cho chúng gặp nhau 2-3 lần trong các chu kỳ động dục thì con cái mới cho nhảy. Nên sử dụng hươu đực trưởng thành phối với con cái thành thục để cho kết quả ngay từ lần phối đầu.

4.  T chức dịch vụ phối giống

Tại Hương Sơn – Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu – Nghệ An người ta tuyển chọn những con đực đủ tiêu chuẩn làm giống cho cả một vùng và làm dịch vụ phối giống. Hộ có hươu cái cần phối sẽ gửi hươu cái đến gia đình có hươu đực giống trước thời kỳ động dục ít nhất 10 ngày. Sau đó đến thời kỳ phối được, gia chủ có đực giống sẽ phối giống cho chúng. Nếu đến chu kỳ động dục sau, hươu cái không động dục nữa là được. Lúc đó, gia chủ có con cái đến đón hươu về, thanh toán cả hai khoản tiền công chăn nuôi và tiên phối giống. Nếu không có chửa thì tiếp tục giữ ở đó cho đến lúc nào được thì thôi.

Phương pháp này có một khó khăn lớn là phải vận chuyển hươu cái đi xa, cần có kinh nghiệm vận chuyển. Trong khi đó, gia chủ nuôi hươu đực phải có nhiều chuồng để tiếp nhận hươu cái.

Lợi ích của việc kinh doanh đực giống thường cao nhưng phải có chế độ phối giống thích hợp. Một con đực chỉ nên phối cho từ 8-10 con cái trong một mùa phối, nếu nhiều hơn sẽ giảm tỷ lệ thụ thai.

Địa chỉ

https://zalo.me/0915953851
FACEBOOK
0915953851